Trám Răng Sâu Nặng Có Được Không? Cách Chữa Tốt Nhất Ra Sao?

Đánh giá bài viết này post

Trám răng sâu nặng liệu có phải là phương pháp điều trị đối với những trường hợp răng bị sâu ở trường hợp nặng hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề và tìm được cách để thoát khỏi cơn đau răng bằng phương pháp tốt nhất.

Dấu hiệu nhận biết sâu răng nặng

Sâu răng nặng là tình trạng lỗ sâu răng đã xâm lấn vào bên trong ngà răng và tủy răng. Sâu răng nặng có thể gây đau nhức, ê buốt, nhiễm trùng và mất răng. Bạn có thể nhận biết sâu răng nặng qua mắt thường hoặc khi nhai thức ăn. Tình trạng sâu răng nặng sẽ dần được thể hiện rõ thông qua 4 giai đoạn sau đây:

Giai đoạn 1: Tổn thương ban đầu

Bạn sẽ không hề có cảm giác đau nhức hay ê buốt răng ở giai đoạn này. Lúc này răng chỉ xuất hiện một số đốm trắng có màu tương đồng với màu của men răng nên rất khó để phát hiện.

Trám Răng Sâu Nặng

Trám Răng Sâu Nặng Có Được Không? Cách Chữa Tốt Nhất Ra Sao?

Giai đoạn 2: Sâu men răng

Đốm trắng dần có hiện tượng chuyển sang màu nâu nhưng vẫn không hề khiến bạn cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên nếu như không chú ý đến và xử lý kịp thời thì đây chính là tiền đề khiến răng bị sâu nặng bởi ngà răng sắp bị tác động.

Giai đoạn 3: Sâu ngà răng

Bên trong ngà răng là nơi chứa đựng rất nhiều dây thần kinh cảm giác, do đó nếu ngà răng bị tổn thương thì rặng sẽ trở nên nhạy cảm hơn, khi ăn đồ quá nóng, quá lạnh,…răng bạn sẽ có cảm giác ê buốt, thực chất nguyên nhân là do bạn đã bị sâu ngà răng.

Giai đoạn 4: Tổn thương tủy

Đây là giai đoạn răng đã đặc biệt bị sâu và nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến tuỷ răng. Sau khi tổn thương, tuỷ sẽ có dấu hiệu sưng đau, phần mô xung quanh sưng phình và tạo áp lực lên dây thần kinh cảm giác. Kéo theo là một số dấu hiệu như:

  • Răng bị đen hoặc có lỗ hỏng lớn
  • Răng bị đau nhức, nhức răng kéo dài
  • Nướu bị sưng, viêm hoặc chảy máu
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu

Nguyên nhân gây ra sâu răng nặng

Gọi tư vấn miễn phí

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng sâu răng và thắc mắc không biết trám răng sâu nặng có được hay không. Dưới đây chính là 4 nguyên nhân thường gặp nhất:

Do thức ăn

Thường xuyên ăn những loại thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột chính là nguyên nhân hàng đầu “tiếp tay” cho các vi khuẩn bên trong răng nhanh chóng sinh sôi nảy nở.

Do vi khuẩn

Vi khuẩn gây sâu răng nặng là những loại vi khuẩn có khả năng tạo ra axit từ đường trong miệng. Axit này sẽ ăn mòn men răng và ngà răng, tạo ra lỗ hỏng. Một số loại vi khuẩn gây sâu răng nặng phổ biến là Streptococcus mutans, Lactobacillus và Actinomyces

Do kết cấu răng

Kết cấu răng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ sâu răng. Nếu răng bị sứt mẻ, khiếm khuyết, mọc không thẳng hàng hoặc men răng yếu thì dễ bị vi khuẩn tấn công và gây sâu răng. Ngược lại, nếu răng có kết cấu chắc khỏe, mọc đều và men răng trắng sáng thì khả năng chống sâu răng cao hơn.

Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng kém là một trong những nguyên nhân gây ra sâu răng nặng. Khi không làm sạch răng thường xuyên sau khi ăn và uống, vi khuẩn sẽ tích tụ quanh răng và chân răng, tạo ra mảng bám và cao răng. Điều này sẽ hủy hoại men răng và gây viêm nướu.

Trám răng sâu nặng có được không?

Rất nhiều người gặp phải tình trạng sâu răng nặng đã tìm đến nh khoa Gangwhoo và mong muốn được bác sĩ giải đáp rằng có nên trám răng sâu nặng hay không.

Đối với những trường hợp này, các chuyên gia giải đáp: “Phương pháp trám răng sử dụng vật liệu trám để lấp đầy lỗ sâu trên răng. Tuy nhiên, trám răng sâu nặng không phù hợp với những trường hợp răng bị sâu quá nhiều vì điều này có thể ảnh hưởng đến tủy răng. Bạn có thể cần phải bọc răng sứ hoặc điều trị tủy để khắc phục tình trạng này”.

Những tác hại khi răng bị sâu nặng

Gây đau răng dai dẳng và dữ dội

Đối với những người từng gặp phải tình trạng đau răng chắc hẳn sẽ hiểu rõ cảm giác khó chịu lúc này. Thường thì các cơn đau sẽ bắt đầu tương đối nhẹ nhàng cho đến khi sâu răng nặng thì bạn sẽ cảm thấy cơn đau răng ngày một nặng hơn. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, sinh hoạt và công việc của bạn.

Gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm

Sâu răng nặng nếu không được chữa trị sớm có thể sẽ lan rộng vào gây tác động đến tuỷ răng, dẫn đến nguy cơ mắc phải các bệnh nghiêm trọng hơn như viêm tuỷ, hoại tử,…

Làm hôi miệng

Gọi tư vấn miễn phí

Tình trạng miệng có mùi hôi khó chịu khiến người gặp phải rơi vào tâm lý tự ti trong giao tiếp và mất thiện cảm đối với người đối diện.

Mất thẩm mỹ

Không chỉ về mặt sức khoẻ, sâu răng còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ hay nói khác hơn là bạn sẽ không thoải mái khi nở nụ cười.

Trám Răng Sâu Nặng Có Được Không? Cách Chữa Tốt Nhất Ra Sao? 1

Phương pháp điều trị răng sâu nặng, răng bị sâu lỗ to

Bên cạnh những thắc mắc về phương pháp trám răng sâu nặng. Các chuyên gia tại nha khoa Gangwhoo cho rằng cách điều trị sâu răng nặng phụ thuộc vào mức độ sâu răng và tình trạng của răng. Một số phương pháp điều trị thường được áp dụng đối với bệnh nhân không thể trám răng sâu nặng thường là:

  • Điều trị tủy răng: Lấy hết phần tủy bị viêm nhiễm và chất liệu để bảo vệ ngà răng. Phương pháp này áp dụng cho những trường hợp sâu răng đã ăn vào tủy và gây viêm nhiễm.
  • Bọc răng sứ: Dùng vật liệu sứ để bao bọc toàn bộ chiếc răng bị sâu nặng. Phương pháp này áp dụng cho những trường hợp răng bị vỡ quá lớn hoặc chỉ còn chân răng.
  • Nhổ răng: Cắt bỏ chiếc răng bị sâu nặng không thể cứu được. Phương pháp này chỉ áp dụng khi các biện pháp khác không hiệu quả hoặc có nguy cơ gây biến chứng.

Một số biện pháp phòng ngừa sâu răng nặng hiệu quả

Có nhiều cách để phòng ngừa tình trạng sâu răng ngày một nặng hơn, thế nhưng chủ yếu vẫn là chăm sóc răng miệng đúng cách và thường xuyên. Bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:

  • Chải răng ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng có fluoride và bàn chải lông mềm.
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và vùng tiếp xúc giữa các răng.
  • Sử dụng nước súc miệng có chứa fluoride hoặc nước muối để ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng.
  • Tránh ăn vặt quá nhiều, đặc biệt là các loại thức ăn có đường hoặc carbohydrate cao như kẹo, bánh ngọt, nước ngọt…
  • Ăn uống cân bằng và bổ sung các chất dinh dưỡng cho răng như canxi, vitamin D, phospho…
  • Khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sớm các dấu hiệu của sâu răng.
  • Trám răng phòng ngừa sâu răng khi có chỉ định của nha sĩ.

Trám Răng Sâu Nặng Có Được Không? Cách Chữa Tốt Nhất Ra Sao? 2

Địa điểm điều trị sâu răng nặng uy tín

Với đội ngũ nha sĩ, bác sĩ có trên 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa, răng hàm mặt. Nha khoa Gangwhoo đã thành công điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân trong các vấn đề về răng miệng như chỉnh nha, phục hình răng, tẩy trắng răng, cấy ghép implant, trám răng cùng các dịch vụ nha khoa thẩm mỹ khác.

Đối với những ai đang lo lắng khi gặp các vấn đề về răng, nhất là tình trạng sâu răng nặng. Nha khoa Gangwhoo cung cấp những phương pháp điều trị tốt nhất để giải quyết triệt để thông qua hệ thống trang thiết bị, công nghệ nhập khẩu chính hãng từ các quốc gia hiện đại, đi đầu về khoa học kỹ thuật.

Khách hàng đến Gangwhoo sẽ được trực tiếp trải nghiệm trong không gian thoải mái chuẩn Hàn, sạch sẽ, chuyên nghiệp và an toàn chuẩn y khoa. Ngoài ra bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tất cả quy trình điều trị được hoàn toàn minh bạch chi tiết để khách hàng cảm thấy an tâm.

Trám Răng Sâu Nặng Có Được Không? Cách Chữa Tốt Nhất Ra Sao? 3

Bên cạnh trám răng sâu nặng, nha khoa Gangwhoo còn có đa dạng dịch vụ nha khoa, tuỳ vào tình trạng hiện tại của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng đang gặp phải, vui lòng liên hệ ngay đến hotline 0931 780 090 để lắng nghe thêm lời chia sẻ từ chuyên gia nhé!

Đánh giá bài viết này post

Chủ đề: ,

(*) Lưu ý: kết quả thẩm mỹ phụ thuộc vào đường nét có sẵn và cơ địa của từng người

Bạn muốn đẹp hơn để thay đổi cuộc sống ?

Bạn tìm kiếm phương pháp làm đẹp an toàn ?

Tác giả: Trần Quốc Đạt

Bác sĩ Trần Quốc Đạt được đào tạo chuyên môn trực tiếp từ bác sĩ Phùng Mạnh Cường và những bác sĩ chuyên môn thẩm mỹ khác tại Thẩm mỹ viện Gangwhoo.

Trả lời

Hãy để lại bình luận cho chúng tôi *

Chương trình ưu đãi

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Trám Răng Lấy Tuỷ Là Gì? Có Đau Không?
Đánh giá bài viết này post Trám răng lấy tủy được áp dụng nhằm điều trị các vấn đề sâu răng và chữa viêm...
Có Nên Trám Răng Mẻ Không? Phương Pháp Nào Tốt Nhất Cho Răng Bị Mẻ?
Đánh giá bài viết này post Kỹ thuật trám răng mẻ trong nha khoa không còn quá xa lạ và luôn được đánh giá...
Trám Răng Cửa Bị Mẻ Bao Nhiêu Tiền?
Đánh giá bài viết này post Vì gặp phải một số lý do không muốn khiến răng cửa bị mẻ gây ra nhiều ảnh...
Chất Lượng Composite Trám Răng Có Tốt Không?
Đánh giá bài viết này post Composite trám răng được nhiều bác sĩ gợi ý là phương pháp phục hồi khuyết điểm dành cho...
Trám Răng Rồi Có Bị Sâu Lại Không? Cách Khắc Phục Sâu Răng Sau Khi Trám
Đánh giá bài viết này post Sau khi trám răng rồi có bị sâu lại không, làm thể nào để ngăn chặn trường hợp...
Răng Trám Lâu Ngày Bị Nhức Có Phải Là Dấu Hiệu Bất Thường?
Đánh giá bài viết này post Một số người hoang mang khi răng trám lâu ngày bị nhức, ê buốt một cách đột ngột....