Sẹo Lồi Có Mủ – Ít Gặp Nhưng Lại Rất Nguy Hiểm

Cập nhật: 25/12/2023.

Đánh giá bài viết này post

Các vết sẹo lồi thông thường đã làm cho bạn tự ti mất tính thẩm mỹ, không chỉ thế nó còn gây cho bạn cảm giác khó chịu. Thì các vết thương hình thành sẹo lồi có mủ còn đem lại nhiều tác hại hơn. Hãy cùng tìm hiểu về sẹo lồi có mủ ở dưới đây nhé.

SẸO LỒI CÓ MỦ LÀ GÌ?

Sẹo lồi là những vết sẹo trên bề mặt da, có màu nâu sẫm hoặc đỏ hồng, bề mặt nhẵn bóng và không có lông so với những vùng da lành bên cạnh, kích thước sẽ phụ thuộc vào tổn thương da ban đầu. Sẹo lồi có thể phát triển quá mức và lan rộng ra phạm vi của vết thương trong khoảng thời gian vài năm, không thể tự biến mất nhưng lại hoàn toàn lành tính.

Sẹo lồi có thể làm ảnh hưởng đến bất cứ vùng da nào ở trên cơ thể, đặc biệt là mặt, tai, cổ, ngực, lưng, vai,… Tại vùng da bị sẹo lồi có thể gây ra những triệu chứng tại chỗ như ngứa, đau nhức, đặc biệt là lúc chạm hoặc ma sát với quần áo. Trong một số trường hợp, sẹo lồi có thể xuất hiện những nốt mủ trắng hoặc vàng, đôi khi sẽ bị vỡ ra và chảy dịch. Đây chính là một biểu hiện của tình trạng nốt sẹo lồi có mủ.

Sẹo lồi có mủ là một tình trạng ít người gặp phải. Nhưng, nó có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm nên việc hiểu rõ nguyên nhân và những tác hại do tình trạng này gây ra để đề phòng và điều trị da sao cho phù hợp là cực kỳ quan trọng.

Sẹo Lồi Có Mủ

Sẹo Lồi Có Mủ

NGUYÊN NHÂN GÂY RA SẸO LỒI CÓ MỦ

Có nhiều nguyên nhân hình thành sẹo lồi có mủ. Nhưng chung quy lại thì có 3 nguyên nhân chính như sau:

  • Vết thương đã bị nhiễm trùng

Đây chính là nguyên nhân chủ yếu chiếm phần lớn trong những trường hợp bị nhiễm trùng, thì hầu hết là do vệ sinh vết thương không được đúng cách, nên vi khuẩn xâm nhập, gây hại, làm cản trở quá trình hồi phục của vết thương hoặc do những dụng cụ y tế sử dụng trong suốt quá trình khâu, vết thương chưa tiệt trùng như dao kéo, băng gạc, kim tiêm,…

  • Vết thương sưng vì dị ứng

Trường hợp này ở trong thực tế không nhiều. Bởi vì nó chỉ xảy ra với người quá bị mẫn cảm nên mới dễ bị mủ khi tiếp xúc với quá trình khâu vết thương.

  • Vết thương mưng mủ vì hệ miễn dịch kém
Gọi tư vấn miễn phí

Theo những nhà nghiên cứu, người bị những bệnh mãn tính nghiêm trọng ở những cơ quan nội tạng như thận, tim, phổi, gan, tiểu đường hoặc nhiễm HIV có hệ miễn dịch rất yếu ớt hơn người bình thường. Điều này sẽ làm cho vết thương của những người này dễ bị mưng mủ, trong khi người khỏe mạnh lại ít bị gặp các hiện tượng trên.

SẸO LỒI CÓ MỦ GÂY RA NGUY HIỂM GÌ?

Mức độ nguy hiểm sẹo lồi có mủ tùy theo tình trạng bị nhiễm trùng nặng hay nhẹ mà sẽ khác nhau.

Nhiễm trùng sẽ làm cho vùng da bị sẹo bị sưng lên làm cho bạn đau đớn, cảm giác bị ớn lanh, có thể dẫn đến các cơn sốt triền miên. Tình trạng này sẽ kéo dài làm cho bạn mệt mỏi, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hằng ngày, thậm chí sẽ gây suy nhược cho cơ thể. Nếu như hệ miễn dịch của bạn bị suy giảm, thì tình trạng này có thể làm cho sức đề kháng của cơ thể ngày càng yếu, gây ra nhiều bệnh lý cơ hội khác.

Bên cạnh đấy, sẹo lồi có mủ còn là một nỗi ám ảnh thẩm mỹ. Mủ từ sẹo lồi thường chứa nhiều dịch nhầy và có mùi rất khó chịu, chảy ra âm it do các phản ứng tiêu diệt vi khuẩn của cơ thể, làm cho bạn mất đi sự tự tin trong sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, bạn không thể nào mặc quần áo kín để che đi giống như các vết sẹo thông thường vì sẽ chà xát lên vết sẹo làm tổn thương càng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Có một điều đáng chú ý là sẹo lồi có mủ thường sẽ dễ bị nhiễm trùng, nhất là những vết sẹo lồi lớn. Vì vậy, sau khi thực hiện điều trị sẹo lồi có mủ, bạn vẫn cần phải chú ý chăm sóc thật cẩn thận để không phải bị mắc lại tình trạng này.

Sẹo Lồi Có Mủ - Ít Gặp Nhưng Lại Rất Nguy Hiểm 1

NHỮNG CÁCH CHĂM SÓC SẸO LỒI CÓ MỦ

Nếu trong quá trình chăm sóc bạn không lưu tâm làm hình thành sẹo lồi có mủ thì hết sức chú ý đến chăm sóc loại sẹo này để không bị các hậu quả nghiêm trong như trên nhé.

Cách chăm sóc những vết sẹo lồi cùng phải tùy từng nguyên nhân mà mỗi vết sẹo lồi bị mủ.

  • Sẹo lồi có mủ vì dị ứng hoặc hệ miễn dịch kém: Nên hãy đến gặp bác sĩ để có thể nhận được các lời khuyên thật phù hợp nhất. Bởi vì khi việc này không chỉ là một vết thương ngoài da mà nó còn liên quan đến nội tạng ở bên trong cơ thể của bạn.
  • Sẹo lồi có mủ vì bị nhiễm trùng: Nguyên nhân này cần xem xét giữa 2 loại sau. Đó là nếu như vết thương bị mưng mủ vì còn sót lại dị vật, bạn nên đến gặp các bác sĩ phẫu thuật để kiểm tra và hỗ trợ thật kịp thời. Còn nếu là do vết thương nhiễm khuẩn thông thường, bạn có thể điều trị tại nhà bằng các bước sau:

+ Rửa sạch vết thương với nước muối sinh lý (bạn có thể mua ở các nhà thuốc). Loại bỏ những tế bào chết và các tế bào hoại tủ, sau đấy cần phải rửa thật sạch vết thương 1 lần nữa cùng tay chân và những dụng cụ để tránh bị lây sang những khu vực khác.

Xem thêm: Trị sẹo lồi bằng đá lạnh

Gọi tư vấn miễn phí

+ Nếu như vết thương mưng mủ nhẹ, diện tích nhỏ, có thể dùng băng Nacurgo để phun lên vết thương, tạo ra lớp màng sinh học, bảo vệ vết thương khỏi các vi khuẩn gây ra bệnh, giúp cho vết thương được nhanh lành và hạn chế được tối đa việc để lại sẹo lồi và các vết thâm. Nếu vết thương lớn, thì nên dùng băng gạc băng lại thật cẩn thận.

+ Thực hiện bôi thuốc mỡ có các thành phần kháng sinh hoặc uống thuốc kháng sinh nếu cảm thấy lo lắng nguy cơ các vết thương bị nhiễm trùng toàn thân.

Sẹo Lồi Có Mủ - Ít Gặp Nhưng Lại Rất Nguy Hiểm 2

Sẹo lồi có mủ luôn đem lại cho bạn một cảm giác khó chiu. Bởi thế hãy sớm loại trừ chúng đi để có thể tự tin hơn trong việc giao tiếp cũng như là lấy lại làn da mịn màng như trước khi hình thành mủ. Thẩm mỹ viện Gangwhoo chúc các bạn chọn được các phương pháp phù hợp nhất.

Đánh giá bài viết này post

Chủ đề:

Đã được kiểm duyệt nội dung bởi: Bác sĩ CK1 Phùng Mạnh Cường
(*) Lưu ý: Kết quả thẩm mỹ phụ thuộc vào đường nét có sẵn và cơ địa của từng người. Bên cạnh đó, thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Bạn muốn đẹp hơn để thay đổi cuộc sống ?

Bạn tìm kiếm phương pháp làm đẹp an toàn ?

Tác giả: Founder Lê Hiền

Tôi là Lê Hiền, hiện là Founder Gangwhoo, với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ, tôi đã chia sẻ rất nhiều kiến thức bổ ích và giúp nhiều khách hàng làm đẹp an toàn và thành công. Tôi hy vọng kiến thức tôi chia sẻ sẽ mang lại giá trị hữu ích giúp bạn có một diện mạo xinh đẹp và tự tin hơn trong cuộc sống! Xem thêm

Bình luận đã bị đóng.

Chương trình ưu đãi

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Cách Trị Sẹo Lồi Bằng Đá Lạnh Đơn Giản Hiệu Quả
Theo dõi Gangwhoo trên Có nhiều cách điều trị sẹo lồi mà chị em có thể thực hiện để đem lại làn da thật...
[Giải Đáp] Mỡ Trăn Trị Sẹo Lồi Có Thực Sự Hiệu Quả?
Theo dõi Gangwhoo trên Mỡ trăn trị sẹo lồi là chủ đề không phải quá mới nhưng vẫn chưa bào giờ là cũ, đã...
3 Phương Pháp Dùng Nha Đam Trị Sẹo Lồi Hiệu Quả Tại Nhà
Theo dõi Gangwhoo trên Nếu các vết sẹo lồi ở trên da làm cho làn da của trở bị sần sùi mất tính thẩm...
3 Công Thức Sử Dụng Rau Má Trị Sẹo Lồi Tại Nhà Hiệu Quả
Theo dõi Gangwhoo trên Sẹo lồi là 1 trong các khuyết điểm xấu xí, đeo bám làn da một cách dai dẳng nhất. Các...
5 Cách Che Sẹo Lồi Ở Chân Khi Mặc Váy Giúp Nàng Tự Tin
Theo dõi Gangwhoo trên Làm sao để che đi khuyết điểm sẹo ở chân khi mặc váy là nổi băn khoăn của rất nhiều...
Top 4 Miếng Dán Trị Sẹo Lồi Sau Phẫu Thuật Tốt Hiện Nay
Theo dõi Gangwhoo trên Sẹo lồi là nguyên nhân làm mất tính thẩm mỹ của làn da khiến cho bạn lo lắng. Những phương...