Ngày đăng: 20/12/2022
Thủ thuật nâng xoang nhằm hỗ trợ những ai đang có nhu cầu phục hình răng bị mất tăng thêm tỉ lệ thành công nhanh chóng. Tuy nhiên, những trường hợp nào cần nâng xoang khi cấy ghép implant, kỹ thuật này sẽ được thuật hiện như thế nào? Hãy cũng nha khoa – thẩm mỹ viện Gangwhoo theo dõi thông qua bài viết sau đây!
Thông thường ở cấu tạo vùng xương hàm trên của mỗi người thường sẽ có một xoang hàm nằm ở phía bên trái hoặc bên phải. Tuy nhiên nếu như gặp phải trường hợp mất răng số 4 đến 6 ở vùng này thì về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng xoang hàm bị mở rộng và phá huỷ xương, dẫn đến xuất hiện tình trạng tiêu xương. Để thực hiện cấy ghép implant trong trường hợp này sẽ rất khó khăn, vì thế thường thì các bác sĩ sẽ chỉ định nâng xoang hàm khi cấy ghép implant.
Nâng xoang khi cấy ghép implant là một thủ thuật được thực hiện nhằm mục đích tăng thêm thể tích xương hàm cho phần xương hàm cho những ai đang gặp phải trường hợp thiếu hụt thể tích và mật độ xương hàm.
Sau khi nâng xoang, quá trình cấy ghép implant sẽ diễn ra được đảm bảo hơn nhờ vào khả năng tăng thêm độ tích hợp xương hàm. Nhờ vậy mà trụ implant nhanh chóng trở nên chắc chắn và thay thế được chân răng thật.
Nâng xoang khi cấy ghép implant với khả năng hỗ trợ cho ca phẫu thuật trồng răng được diễn ra tốt hơn và tối ưu hiệu quả. Phương pháp này thường được thực hiện trong những trường hợp bệnh nhân gặp phải các tình trạng sau đây:
Tuy nâng xoang khi cấy ghép implant hỗ trợ rất nhiều vào quá trình trồng răng đối với những bệnh nhân có nhu càu phục hình răng hàm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bác sĩ chống chỉ định nâng xoang nếu như bệnh nhân gặp phải tình trạng:
Trong những trường hợp khách hàng gặp phải tình trạng vùng hàm tiêu xương nặng hoặc phần xoang hàm có dấu hiệu thoái hoá, không đủ điều kiện phẫu thuật thì kỹ thuật nâng xoang hàm khi cấy ghép implant là điều cần thiết bởi các yếu tố sau đây:
Hiện nay, có 2 kỹ thuật chính được thực hiện trong quy trình nâng xoang hàm bao gồm: Nâng xoang kín: Là phương pháp nâng xoang được thực hiện từ bên trong, thông qua lỗ cáy ghép implant. Như tên gọi “nâng xoang kín” chính vì vậy mà toàn bộ quá trình thực hiện không cần trải qua quá nhiều lần phẫu thuật.
Nâng xoang hở: Còn về nâng xoang hở, thủ thuật này được thực hiện thông qua một đường rạch tại vách ngăn khu vực nướu bên cạnh vị trí răng cần phục hình. Đồng thời bổ sung thêm xương hàm tại vị trí này.
Đối với quy trình nâng xoang kín đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành chụp ảnh X-Quang AI điện toán để xác định chính xác tình trạng vùng hàm và mật độ tiêu xương, kích thước cần ca thiệp cùng vị trí cấy ghép an toàn nhất.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ sát khuẩn khoang miệng và gây tê trước khi nâng xoang, nhờ vậy mà khách hàng sẽ không cảm thấy đau đớn, khó chịu và nhờ vậy mà quá trình nâng xoang cũng diễn ra hiệu quả hơn.
Để tiến hành nâng xoang kín, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ khoảng 3,6 cm tại vị trí chân răng sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng để nâng xoang hàm lên cao.
Sau khi đã nâng xoang, bác sĩ sẽ ghép xương bằng cách bơm xương nhân tạo vào ben trong vùng hàm cho đến một lượng vừa đủ. Đối với nâng xoang hở, bệnh nhân có thể được cấy ghép trụ implant vào vùng hàm ngay mà không cần chờ đợi.
Trước khi nâng xoang hở, tương tự như nâng xoang kín, bác sĩ cũng sẽ tiến hành thăm khám và chụp ảnh X-Quang AI điện toán để xác định tình trạng vùng hàm đang bị hạ thấp đến mức nào và tất cả mọi vấn đề mà bệnh nhân đang gặp phải, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Đến bước kế tiếp, bệnh nhân sẽ được gây tê và sát khuẩn để đảm bảo vô trùng vô khuẩn và phòng ngừa viêm nhiễm. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành rạch và bóc tách niêm mạc màng xương dọc theo sống hàm tại vùng mất răng và để lộ ra bề mặt xương hàm cần thực hiện.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách, nâng màng xương theo như phác đồ điều trị dựa trên hình ảnh 3D được chụp từ hệ thống X-quang AI điện toán để đảm bảo chính xác, hạn chế tổn thương. Sau khi đã nâng xoang, bác sĩ sẽ ghép xương vào khu vực màng xoang thông qua vị trí được dự tính trước đó.
Một điểm hạn chế của nâng xoang hở so với nâng xoang kín đó là bạn sẽ không thể cấy trụ implant vào ngay mà phải đợi đến khi vết thương lành lại.
Nâng xoang khi cấy ghép Implant tại nha khoa Gangwhoo ứng dụng công nghệ chụp ảnh X-Quang AI điện toán
Nâng xoang khi cấy ghép implant sẽ có thể xuất hiện vết thương. Do đó trong trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định chờ đợi đến khi vết thương lành hẳn rồi mới tiến hành cấy ghép implant. Thông thường thì thời gian thích hợp để đặt trụ khoảng từ 1-6 tháng.
Tuy nhiên, trong một số trường hớp bệnh nhân cũng có thể cấy ghép implant tức thì ngay sau khi nâng xoang nếu thưc hiện nâng xoang kín và và đủ điều kiện sức khoẻ để thực hiện.
Để chắc chắn tình trạng hiện tại có đảm bảo đủ điều kiện cấy ghép implant tức thì sau khi nâng xoang hay không, khách hàng nên lựa chọn đơn vị nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn giải pháp phù hợp.
Được xem là một tiểu phẫu đóng vai trò quan trọng trước khi cấy ghép implant. Chính vì vậy để đảm bảo không xảy ra bất kỳ trường hợp nào gây ảnh hưởng đến kết quả thực hiện. Rút ngắn thời gian hồi phục nhanh chóng để tiến hành bước tiếp theo là cấy ghép implant, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau đây:
Nâng xoang khi cấy ghép là kỹ thuật quan trọng và không thể thiếu trong một số trường hợp được bác sĩ chỉ định, do đó bệnh nhân nên nghiêm túc thực hiện theo sự hướng dẫn để đảm bảo kết quả tốt nhất. Để biết thêm thông tin về những vấn đề xoay quanh phục hình răng bằng cấy ghép implant, vui lòng liên hệ ngay đến Hotline 0931.780.090 và gặp chuyên gia hỗ trợ thêm nhé.
Bài viết liên quan:
Chủ đề: cấy ghép implant, Nâng Xoang Khi Cấy Ghép Implant
Bạn muốn đẹp hơn để thay đổi cuộc sống ?
Bạn tìm kiếm phương pháp làm đẹp an toàn ?
Trả lời