Có Bầu Nhổ Răng Được Không? Thời Điểm Để Nhổ Răng

Nội Dung Bài Viết

Có bầu nhổ răng được không là vấn đề được khách hàng đang trong giai đoạn mang thai quan tâm hàng đầu. Vậy có được nhổ răng vào thời kì này hay không? Chúng ta cùng theo dõi thông tin trong bài viết sau nhé

CÁC VẤN ĐỀ RĂNG MIỆNG PHỤ NỮ MANG THAI THƯỜNG GẶP

1. Viêm nướu

Trong giai đoạn mang thai, nướu sẽ đỏ hơn, thậm chí là chảy máu chân răng, sưng nướu, đây là biểu hiện viêm nướu thai kì. Thường xuất hiện vào tháng thứ 2 và phát triển vào tháng thứ tám. Thời điểm sinh con xong, những triệu chứng đó dần mất đi

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nồng độ hormone progesterone của phụ nữ mang thai tăng 10 lần so với phụ nữ bình thường. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của những vi khuẩn viêm nướu tấn công.

2. Sâu răng

Khi mang thai, thông thường phụ nữ rất thích ăn ngọt, vì vậy mà thói quen sinh hoạt này có thể dẫn đến nguy cơ tăng khả năng sâu răng

3. Viêm nha chu

Bệnh nha chu do sự thay đổi của nội tiết tố làm cho mạch máu phần nướu bị kích thích, và khiến cho nướu bị sưng đỏ, nhạy cảm hơn so với bình thường, nên điều trị sớm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé

4. Mòn men răng

Chứng ợ chua và nôn ói làm cho acid dạ dày tiếp xúc với men răng làm mòn đi men răng

Nếu bị mòn men răng nặng, mẹ bầu sẽ cảm thấy ê buốt, kể cả khi ăn thức ăn lạnh, khi đã đến tình trạng này thì việc điều trị trở nên khá phức tạp

Có Bầu Nhổ Răng Được Không?
Có Bầu Nhổ Răng Được Không?

SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG CỦA PHỤ NỮ MANG THAI ẢNH HƯỞNG THAI NHI NHƯ THẾ NÀO?

1. Gặp vấn đề răng miệng sẽ tăng nguy cơ sảy thai và sinh non 2-3 lần

Trường hợp phụ nữ mang thai mắc bệnh răng miệng sẽ có nguy cơ sảy thai và sinh non cao, ngoài ra cũng xuất hiện vi khuẩn có hại, di chuyển ở khoang miệng vào nhau thai, làm tăng nồng độ sinh lý ở dịch ối, gây nên tình trạng sinh non và nhẹ cân cho em bé

2. Khi mẹ mang thai bị sâu răng sẽ tăng nguy cơ sâu răng cho bé ngay từ khi mới sinh

Mầm bệnh sâu răng sẽ bị lây từ miệng của mẹ hoặc những người xung quanh sang em bé thông qua việc hôn bé hoặc bón thức ăn cho bé bằng (các vật dụng: ống hút, đũa – thìa của người lớn sử dụng).

Thời điểm 6 tháng – 3 năm tuổi: lúc này trẻ dễ nhiễm vi khuẩn và cũng dễ bị sâu răng nhất.

Mẹ bầu nên ngăn ngừa răng sâu cho bé từ lúc chăm sóc răng miệng trong thời kỳ mẹ mang thai.

TẠI SAO PHỤ NỮ MANG THAI THƯỜNG SẼ MẮC BỆNH LÝ VỀ RĂNG

1. Thay đổi hormone trong cơ thể

Thường vào tháng thứ 2 của thai kỳ, estrogen và progesterone tăng lên nhanh làm tăng lưu lượng máu đến nướu gây nên tình trạng bị viêm nướu trầm trọng hơn bình thường; đặc biệt vào tháng thứ 7, 8 – giảm vào tháng thứ 9 của thai kỳ.

2. Chế độ ăn uống

Thèm ăn chua ngọt và thực phẩm chứa glucose cũng là một trong những nguyên nhân gây sâu răng trong thời kỳ mang thai.

Xem thêm: Nhổ răng khôn bao lâu thì lành

3. Thiếu hụt canxi

Khi cơ thể thiếu canxi, canxi từ răng sẽ bị huy động. Gây nên nhiều vấn đề về răng miệng như: chân răng bị yếu, nướu bị kích thích, răng dễ giòn và dễ bị sâu

4. Giảm bài tiết nước bọt

Tuyến nước bọt bị teo và mất chức năng, không còn khả năng hoặc bị hạn chế, khiến cho miệng khô rát gây ra các bệnh lý về răng miệng

Có Bầu Nhổ Răng Được Không?
Có Bầu Nhổ Răng Được Không?

CÓ BẦU NHỔ RĂNG ĐƯỢC KHÔNG?

Phụ nữ có thai hoàn toàn có thể nhổ răng.

Nếu răng bị hư hỏng quá nặng, bắt buộc nha sĩ phải dùng đến biện pháp nhổ để can thiệp

THỜI ĐIỂM LÝ TƯỞNG ĐỂ NHỔ RĂNG

Nên nhổ răng vào tháng thứ 3 của thai kì là tốt, thời điểm này an toàn cho mẹ bầu và cũng an toàn cho bé. Tuy nhiên, ở bất kì trường hợp nào, muốn nhổ răng an toàn cần có hướng dẫn của bác sĩ

HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TRONG THAI KỲ

  • Nên chải răng ít nhất 2 lần/ngày (sáng và tối)
  • Làm sạch răng bằng chỉ nha khoa 1 lần/ngày
  • Nên súc miệng thật sạch sau khi ăn
  • Nên lấy cao răng, kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU TẠI NHÀ

1. Chườm lạnh hoặc chườm đá là cách giảm đau hiệu quả

Dùng đá viên đặt trong bàn tay cùng bên với khu vực răng bị đau, chà xát những viên đá ở khoảng trống giữa những ngón tay cái và ngón trỏ trong khoảng 7 phút đến khi bị tê ở khu vực này.

Phương pháp hoạt động này cũng nhờ vào khả năng tạm thời chặn lại những tín hiệu đau dẫn đến não bộ nhờ nhiệt độ thấp từ đá viên.

2. Súc miệng bằng nước muối ấm

Để loại bỏ đi những mảnh vụn thức ăn sót lại trong khoang miệng, có thể thực hiện bằng cách tự pha dung dịch nước muối tại nhà

3. Dùng thuốc giảm đau răng

Không lạm dụng và tuyệt đối không sử dụng khi chưa có ý kiến của bác sĩ

Paracetamol dùng cho trẻ em và người lớn, còn ibuprofen và aspirin chỉ dùng cho người lớn

4. Trị đau răng tại nhà với tỏi

Nghiền nát tỏi trộn với muối rồi đắp hỗn hợp lên răng đau, pha loãng tỏi vì tỏi nóng, có thể gây kích ứng hoặc phỏng nướu.

5. Sử dụng gel lô hội

Nha đam có tác dụng thanh lọc cơ thể và còn giúp cải thiện sức khỏe cho răng miệng

Gel lô hội (nha đam) có thể làm sạch, làm dịu khu vực nướu bị sưng, nha đam cũng có khả năng hoạt động như kháng khuẩn tự nhiên, từ đó cũng sẽ tiêu diệt vi trùng gây sâu răng

Dùng lô hội trị đau răng tại nhà, có thể áp gel lên khu vực đau và massage nhẹ nhàng.

Có Bầu Nhổ Răng Được Không?
Có Bầu Nhổ Răng Được Không?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ THỂ HẠN CHẾ VIỆC NHỔ RĂNG KHI MANG THAI

Chăm sóc răng miệng đúng cách để có được sức khỏe răng miệng tốt nhằm hạn chế việc nhổ răng khi mang thai. Nên đánh răng, dùng chỉ nha khoa thường xuyên, không dùng những thực phẩm có hại cho răng miệng, khám răng định kì để giữ sức khỏe răng miệng tốt

Nên tránh đánh răng sau khi nôn nghén, chỉ nên chải răng và súc miệng sạch 30 phút sau khi nôn

Sức khỏe răng miệng cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ bầu và ảnh hưởng đến em bé. Nên lưu ý kĩ trong thời điểm này để chăm sóc răng miệng thật tốt trong quá trình mang thai

Hy vọng với những thông tin mà Thẩm mỹ viện Gangwhoo đã gợi ý cho Khách hàng về vấn đề “Có bầu nhổ răng được không”, cùng với đó là những lưu ý quan trọng mà khách hàng cần tham khảo kĩ khi có dự định nhổ răng trong quá trình mang thai

Đã được kiểm duyệt nội dung bởi: Bác sĩ CK1 Phùng Mạnh Cường
(*) Lưu ý: Kết quả thẩm mỹ phụ thuộc vào đường nét có sẵn và cơ địa của từng người. Bên cạnh đó, thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Có Thể bạn Quan Tâm:

Bác Sĩ Phùng Mạnh Cường – Chuyên Gia Thẩm Mỹ Giỏi Tại TPHCM
Cơ Hội Được Đào Tạo Thẩm Mỹ Chuyên Nghiệp Tại Thẩm Mỹ Viện Gangwhoo

Nội Dung Bài Viết Thời gian gần đây, qua thanh tra đột...

Cơ Hội Làm Đẹp Miễn Phí Tại Thẩm Mỹ Viện Hàng Đầu VN

Nội Dung Bài Viết Cơ hội làm đẹp miễn phí tại Thẩm...

Nâng Mũi Sụn Sườn Tự Thân Nội Soi Vi Phẫu – Dáng Mũi Đẹp Lâu Bền

Nội Dung Bài Viết Bạn mong muốn sở hữu một chiếc mũi...

Nâng Ngực Cấy Vàng – Phương Pháp Vàng Cho Vòng 1 Tự Nhiên Và Hoàn Hảo

Nội Dung Bài Viết Nâng ngực cấy vàng – một phương pháp...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *