Ăn Tôm Có Bị Sẹo Lồi Không? Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Nội Dung Bài Viết

Yếu tố dinh dưỡng đóng một vai trò lớn trong quá trình giúp tái tạo hồi phục da khi bạn có vết thương. Ngoài một số thức ăn có lợi cho quá trình lành thương, thì cũng có các loại thức ăn làm cho vết thương chậm lành, thậm chí có thể để lại sẹo. 

Trong đấy, hải sản bao gồm: Cua, ốc, tép, mực, cá,… cũng nằm trong danh sách cần phải hạn chế. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ăn tôm có bị sẹo lồi không qua bài viết dưới đây.

Ăn tôm có bị sẹo lồi không?

ĂN TÔM CÓ BỊ SẸO LỒI KHÔNG?

Tôm là một trong những loại hải sản được rất nhiều người ưa thích. Tôm không chỉ ngon mà còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, khoáng chất và Vitamin có lợi cho sức khỏe như chất béo, Canxi, đạm, Vitamin B12,…  

Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người thắc mắc rằng ăn tôm có bị sẹo lồi không?

Bên cạnh các lợi ích mà tôm mang lại, tôm cũng có một số tác hại như: Chứa nhiều Cholesterol, có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc gây dị ứng cơ địa. Vì vậy, nhiều người tin rằng ăn tôm có thể gây ra sẹo lồi khi cơ thể có vết thương hở.

Nếu bạn vừa mới bị thương nhỏ hoặc vừa phẫu thuật thẩm mỹ như cắt mí mắt, xăm lông mày, hoặc nâng mũi, thì bác sĩ khuyên bạn nên tránh ăn tôm để không bị sẹo lồi.

Tôm chứa các chất như arginine, hemocyanin và tropomyosin, là những loại đạm xấu trong hải sản. Theo thống kê, hơn 50% người có thể bị dị ứng với các chất này, đặc biệt khi cơ thể có vết thương hở.

Vì vậy, để tránh tối đa nguy cơ hình thành sẹo lồi, bạn nên kiêng ăn tôm trong thời gian có vết thương đang lành.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên biết thêm một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng hình thành sẹo lồi bao gồm:

  • Di truyền: Người có người thân từng bị sẹo lồi có nguy cơ cao hơn.
  • Loại da: Da sẫm màu có xu hướng dễ bị sẹo lồi hơn.
  • Vị trí chấn thương: Các vùng da căng như vai, ngực, và tai dễ phát triển sẹo lồi hơn.
Ăn tôm gây ra sẹo lồi.

CÁC ĐỘC TỐ TỪ TÔM LÀM ẢNH HƯỚNG ĐẾN VẾT THƯƠNG

Ngoài việc liệu ăn tôm có gây sẹo lồi không, dưới đây là những ảnh hưởng khác của tôm đến vết thương mà bạn cần biết để tránh các ảnh hưởng xấu.

Gây Ngứa

Ăn tôm khi có vết thương hở có thể gây ngứa và khó chịu. Tôm chứa nhiều đạm, khi tiếp xúc với vùng da bị tổn thương, có thể gây hiện tượng ngứa và nổi mẩn đỏ giống như dị ứng da thường gặp.

Sưng Đỏ

Không chỉ thế, khi ăn tôm lúc vết thương còn hở, bạn có thể bị sưng đỏ ở phần da xung quanh của vết thương và miệng của vết thương. Điều này có thể làm tách miệng vết thương, khiến vùng da xung quanh bị đỏ và tổn thương nặng hơn.

Lâu Lành 

Ăn tôm có thể kéo dài thời gian lành vết thương. Vết thương có thể khô và lành chậm hơn. Tránh ăn tôm trong 1 tháng đầu tiên sau khi bị thương để thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh hơn.

Đó là những ảnh hưởng tiêu cực của việc ăn tôm khi bị thương. Hãy thật lưu ý để tránh các ảnh hưởng xấu của tôm mang lại nhé!

Ăn tôm gây ngứa và khó chịu.

MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG VÀ THỜI GIAN KIÊNG TÔM

Ngoài vấn đề cơ địa, thời gian kiêng ăn tôm cũng phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của vết thương:

  • Với các vết thương nhẹ (trầy, xước trên da), bạn có thể ăn tôm sau 3 – 4 tuần, khi miệng vết thương đã hoàn toàn lành.
  • Đối với các vết thương do tiểu phẫu (cắt mi, phun môi, khử thâm môi,…), bạn nên kiêng ăn tôm ít nhất trong 1 tháng đầu cho đến khi vết thương lành hẳn.
  • Với các vết thương lớn (do phẫu thuật lớn, sinh mổ, tai nạn,…) bạn kiêng ăn tôm từ 2 – 3 tháng, cho tới khi màu da của vết thương trùng với vùng da xung quanh.

Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có lời khuyên phù hợp với tình trạng cụ thể.

Mức độ nghiêm trọng và thời gian kiêng tôm.

CÁC THỰC PHẨM CẦN PHẢI KIÊN NẾU KHÔNG MUỐN BỊ SẸO LỒI

  • Rau muống

Việc ăn quá nhiều rau muống làm việc tăng sinh tế bào Collagen diễn ra một cách quá mức từ đấy gây đùn da và sẽ để lại những vết sẹo lồi ở trên da.

Rau muống gây sẹo lồi trên da.
  • Trứng

Trứng làm phát triển những mô sợi, kích thích đùn da thái quá làm xuất hiện những vết sẹo lồi. Ngoài ra trứng có thể làm cho những vết lang ben bị lan rộng ra.

Trứng khiến vết thương bị loang lỗ.
  • Đồ nếp

Những món ăn được chế biến từ nếp có đặc tính nóng dễ gây ra hiện tượng viêm nhiễm, mưng mủ, khó lành vết thương, có thể sẽ để lại những sẹo xấu khi lành.

Đồ nếp gây viêm nhiễm, mưng mủ.
  • Thịt gà

Theo dân gian, thịt gà làm cho vết thương lâu lành hơn, hạn chế đi khả năng làm lành của da, gây ra ngứa, dễ bị viêm nhiễm.

Thịt gà gây ngứa cho vết thương.

CÁC THỰC PHẨM CẦN BỔ SUNG ĐỂ NHANH LÀNH SẸO

Bạn cũng nên bổ sung vào thực đơn hồi phục đa dạng thực phẩm lành tính để vết thương nhanh hồi phục mà không làm mất đi thẩm mỹ trên cơ thể:

Vitamin C, A (Đào, lê, xoài, cam, cà rốt, đu đủ…): tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy quá trình chữa lành các mô cơ và giảm nguy cơ hình thành sẹo.

Thực phẩm giàu kẽm (cá hồi, rau xanh, đậu đỏ…) giúp tăng cường tuần hoàn máu và tăng cường phục hồi các tế bào tổn thương, giảm rủi ro hình thành sẹo ngay khi vết thương chưa lành. 

Thực phẩm giàu Omega 3 (hạt hướng dương, mật ong, hạt óc chó…) rút ngắn thời gian lành vết thương.

Đa dạng các Protein lành tính như thịt nạc và các loại hạt, ngũ cốc giúp vết thương nhanh chóng hồi phục và tránh hình thành sẹo.

Bổ sung đạm lành tính và ngũ cốc để nhanh hồi phục.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SẸO LỒI HIỆU QUẢ

Dù cho, bạn đã thực hiện chăm sóc thật cẩn thận và kiêng cữ theo chỉ định của bác sĩ, nhưng sẹo lồi xuất hiện ở trên da của bạn. Vậy thì không còn cách nào khác, là tìm đến biện pháp điều trị sẹo lồi ngay thôi!

Sau đây sẽ là một vài gợi ý giúp cho bạn chọn một phương pháp điều trị sẹo lồi hiệu quả:

  • Tiêm corticosteroid: Đây là loại thuốc có thể giúp làm thu nhỏ vết sẹo lồi.
  • Miếng dán hay gel silicone: Sử dụng 2 cách này có thể giúp làm phẳng sẹo lồi.
  • Áp lạnh: Đây là phương pháp làm lành sẹo có tác dụng giảm độ cứng và kích thước sẹo. Phương pháp này sẽ đặc biệt hữu hiệu đối với những vết sẹo nhỏ.
  • Điều trị sẹo lồi bằng tia Laser Co2: Là phương pháp làm phẳng vết sẹo lồi và đồng thời sẽ làm đều màu sẹo với vùng da bình thường xung quanh.
  • Phẫu thuật cắt bỏ: Phương pháp sử dụng dao để xâm lấn và cắt bỏ đi phần da thừa là cách điều trị sẹo lồi được cho là hiệu quả hiện nay.

Những phương pháp điều trị sẹo lồi khác nhau sẽ phù hợp với từng loại sẹo nặng, nhẹ khác nhau thì điều quan trọng nhất vẫn phải tham khảo ý kiến của bác sĩ và chọn cơ sở điều trị chuyên nghiệp, uy tín để đảm bảo có được kết quả điều trị tốt.

TMV Gangwhoo – địa chỉ làm đẹp lý tưởng dành cho chị em.

Hy vọng, bài viết này có thể giúp cho bạn giải đáp được thắc mắc ăn tôm có bị sẹo lồi không, và biết được các thực phẩm gây ra sẹo lồi khác, giúp cho bạn có biện pháp phòng tránh và đồng thời có được phương pháp điều trị sẹo lồi thật phù hợp và hiệu quả. 

Nếu còn thắc mắc gì hoặc cần tư vấn về dịch vụ trị sẹo lồi của Thẩm mỹ viện Gangwhooo thì hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0931.780.090 hoặc để lại bình luận bên dưới!

Đã được kiểm duyệt nội dung bởi: Bác sĩ CK1 Phùng Mạnh Cường
(*) Lưu ý: Kết quả thẩm mỹ phụ thuộc vào đường nét có sẵn và cơ địa của từng người. Bên cạnh đó, thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Có Thể bạn Quan Tâm:

Nâng Mũi Cấu Trúc: Chỉ Định, Quy Trình & Bảng Giá 2025

Nội Dung Bài Viết Bảng Giá Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Sở hữu...

Lipo Ultrasound: Công Nghệ Giảm Mỡ An Toàn & Hiệu Quả Hàng Đầu Hiện Nay

Nội Dung Bài Viết Bảng Giá Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Ra mắt...

Căng Da Mặt Là Gì? Căng Da Mặt Uy Tín Và An Toàn Ở Đâu?

Nội Dung Bài Viết Bảng Giá Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Để khắc...

Cắt Mí Hàn Quốc Đẹp Chuẩn “Sao Hàn” Xu Thế Mí Mắt Mới 2025

Nội Dung Bài Viết Bảng Giá Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Nhiều người...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *